Biến cố Đền_thánh_Trung_Lao

Nhà thờ sau cháy 05/8/2017

Biến cố cháy

Khoảng 23h30 ngày 05 tháng 8 năm 2017, ngọn lửa bất ngờ bùng phát[2] tại gian đầu của nhà thờ (buồng áo và gian cung thánh); Khi phát hiện hoả hoạn, nhiều người đã kéo chuông nhà thờ báo động, các giáo dân đã kéo đến nhưng do không đủ phương tiện chữa cháy cộng với tầm cao quá lớn của nhà thờ và sức gió khu vực nhà thờ mạnh nên đám cháy lan rất nhanh, cháy lan từ đầu đến cuối nhà thờ chỉ trong khoảng 2h.

Đến 6h00 sáng ngày 06 tháng 8 năm 2017 đám cháy tan, Toàn bộ nội thất và phần mái của nhà thờ bị thiêu rụi. các cây cột lớn bằng lõi lim vẫn đứng vững nhưng chỉ còn phần lõi, phần phía ngoài cột (khoảng 20cm phía ngoài đường kính cột) đã bị ngọn lửa làm cho cháy xém. Tuy nhiên phần ngoại thất với 2 bức đầu cuối công phu được xây dựng bằng vữa trộn mật mía vẫn còn đứng vững (Theo ghi nhận của các kỹ sư đến lấy mẫu và thí nghiệm tường 2 bức đầu cuối sau khi nhà thờ cháy).

Phục dựng

Với việc kết cấu 2 bức đầu cuối nhà thờ vẫn còn đứng vững đã làm một số giáo dân hy vọng phục chế lại. Doanh nhân Xuân Trường (Trường Bái Đính) khi nghe tin nhà thờ cháy đã đến hiện trường để xem xét và quyết định ủng hộ tất cả các cột gỗ trong nhà nhằm phục chế lại ngôi thánh đường.

  • Lúc này hình thành 2 luồng ý kiến về công cuộc phục dựng:
  • Luồng ý kiến theo linh mục chính xứ là Giuse Phạm Ngọc Đồng, và các ông trùm là nhân thể nhà thờ cháy thì đập đi xây dựng lại nhà thờ lớn, đẹp, hoành tráng hơn.
  • Luồng ý kiến thứ hai của tầng lớp trí thức, giới trẻ và đa phần người dân là trùng tu lại nhà thờ mà không phá dỡ, hai bức đầu cuối nhà thờ vẫn còn vững chãi và có giá trị lịch sử nên giữ lại và phục dựng lại phần nội thất và mái bị cháy, quan điểm gìn giữ những gì còn lại.

Sau khi trưng cầu dân ý lần 1 thì 90% chọn theo luồng ý kiến thứ 2 là trùng tu lại nhà thờ trên cơ sở 2 bức đầu cuối nhà thờ còn lại. Nhưng sau đó theo linh mục Phạm Ngọc Đồng thì ý của Giám mục chính tòa Giáo phận Bùi ChuTôma Vũ Đình Hiệu quyết định là chọn theo phương án phá dỡ, xây mới nhà thờ lớn hơn vì sức chứa nhà thờ cũ không đủ cho một xứ lớn như Trung Lao.

Với những ý kiến trái chiều về việc phục dựng thánh đường, đã có những cuộc biểu tình của tầng lớp những người trẻ, quyết tâm gìn giữ di sản của tổ tiên, không cho phép phá dỡ thánh đường. Người dân Trung Lao bị phân hóa rõ rệt với 2 nhóm: nhóm thứ nhất đồng ý nghe theo hướngd ẫn của linh mục giáo xứ cũng như Giám mục Vũ Đình Hiệu, mong muốn phá dỡ, xây dựng lại; nhóm thứ hai lại cho rằng không nên phá dỡ mà nên phục dựng.

Đến ngày 10 tháng 12 năm 2017, việc phá dỡ khung nhà thờ đã diễn ra, các cây cột cháy xém được cẩu mang đi, hai bức đầu cuối bắt đầu bị phá dỡ (việc phá dỡ 2 bức đầu cuối khá khó khăn vì hai bức đầu cuối nhà thờ vẫn còn rất vững chãi do kết cấu gạch xây chát bằng vữa trộn mật mía- một loại bê tông rất chắc chắn của kỹ thuật xây dựng thế kỷ 19, những cẩu lớn đã được huy động để phá dỡ hai bức đầu cuối của ngôi thánh đường).